Hiện nay ở nước ta ngành công nghiệp dệt may ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó không chỉ phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao và phong phú, đa dạng của con người mà còn là ngành giúp nước ta giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho xã hội và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách quốc gia, tạo điều kiện để phát triển nền kinh tế

Mặc dù Việt Nam trong nhóm 5 quốc gia xuất khẩu hàng dệt may, nhưng các doanh nghiệp chủ yếu là các nhà thầu phụ cho các nhà thầu may trong khu vực, hầu như không thực hiện quá trình thiết kế và xây dựng thương hiệu.

CMT (Cut Make Trim - gia công thuần túy)

FOB (Free on Broad - mua nguyên liệu, bán thành phẩm)

Tổng giá trị tạo ra từ hai phương thức CMT và FOB của Việt Nam chiếm hơn 95% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, trong đó CMT chiếm 75.3% và FOB là 21.2%.

ODM (Original Design Manufacturing - chủ động từ nguyên liệu, thiết kế, sản xuất thành phẩm) chỉ chiếm khoảng 2%-3% giá trị xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là do hạn chế về trình độ nguồn nhân lực, thiếu thông tin thị trường.

OBM (Original Brand Manufacturing): Đây là phương thức hãng sản xuất tự thiết kế và ký các hợp đồng thương mại trong và ngoài nước theo thương hiệu riêng của mình. OBM chủ yếu phân phối kênh hàng hóa tại thị trường nội địa và các quốc gia lân cận.